Cần Lắm Tấm Lòng Chia Sẻ

Hãy bỏ một bữa nhậu, hút thuốc ít lại để tốt cho cơ thể và hãy dành số tiền nho nhỏ ấy để giúp người nghèo khó.

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Hội Từ Thiện Quảng Ngãi: Quỹ Tấm lòng vàng Khuyến học Quảng Ngãi tiếp sức g...

Hội Từ Thiện Quảng Ngãi: Quỹ Tấm lòng vàng Khuyến học Quảng Ngãi tiếp sức g...: Quỹ Tấm lòng vàng Khuyến học Quảng Ngãi tiếp sức gần 1.500 HS nghèo vượt khó ...
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Quỹ Tấm lòng vàng Khuyến học Quảng Ngãi tiếp sức gần 1.500 HS nghèo vượt khó

Quỹ Tấm lòng vàng Khuyến học Quảng Ngãi tiếp sức gần 1.500 HS nghèo vượt khó

Với nhiệm vụ trọng tâm “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” từ Nghị quyết Đại hội Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2012-2015, 6 tháng đầu năm 2012, Quỹ Tấm lòng vàng khuyến học tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp sức gần 1.500 học sinh nghèo vượt khó.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2012, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ngãi đã trao học bổng, khen thưởng cho học sinh, sinh viên với 1.486 suất, tổng trị giá hơn 4,5 tỷ đồng.
Tiếp sức học sinh nghèo
Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2012, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ngãi đã không ngừng phát triển vững mạnh, càng ngày số lượng hội viên càng tăng, đặc biệt có thêm 59 chi hội, phát triển mới 5.520 hội viên, nâng tổng số chi hội trong toàn tỉnh Quảng Ngãi là 2.387 với 167.791 hội viên.
Ông Trần Ngọc Ngân - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ngãi nhấn mạnh: “Điều quan trọng trong quá trình phát triển các chi hội, hội viên là chất lượng hoạt động, chứ chúng tôi không cần thiết chú trọng đến số lượng. Phải nói rằng, trong 6 tháng đầu năm, chất lượng hoạt động đã đi đôi với việc phát triển nhiều hội viên mới rất khả quan”.
Song song với nỗ lực tiếp nhận hội viên mới, trong năm 2012, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ngãi đã vận động hơn 2 tỷ đồng thông qua cuộc vận động “Tấm lòng vàng khuyến học”. Nhờ đó, Hội đã cấp học bổng khuyến học cho 383 học sinh nghèo, 3 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, 82 suất học bổng cho học sinh thuộc 6 huyện miền núi nhằm giúp đỡ học sinh có nguy cơ bỏ học và khen thưởng 19 học sinh giỏi Quốc gia.
Ngoài ra, Hội Khuyến học đã xét và trao tặng học bổng Khuyến tài Phạm Văn Đồng cho 341 sinh viên đạt kết quả học sinh khá, giỏi năm học 2010-2011 nhân dịp gặp gỡ sinh viên trong dịp tết cổ truyền. Trong đó có 194 SV giỏi, 147 SV khá là con em người Quảng Ngãi đang theo học các trường ĐH, CĐ trong cả nước.
Sinh viên Quảng Ngãi nhận học bổng khuyến tài Phạm Văn Đồng.
Sinh viên Quảng Ngãi nhận học bổng khuyến tài Phạm Văn Đồng.
Khuyến học thúc đẩy gia đình và dòng họ hiếu học
Hoạt động công tác khuyến học không chỉ xuất phát từ nhiệm vụ, mà những người làm khuyến học hành động vì cái tâm, lòng nhiệt huyết và ý nguyện giúp đỡ hàng triệu học sinh nghèo ở mảnh đất anh hùng Quảng Ngãi – nơi có 6 huyện miền núi thuộc diện nghèo trong chương trình 30a và 1 huyện đảo Lý Sơn.
Ông Từ Tân Vũ - Chủ tịch Hội Khuyến học Quảng Ngãi chia sẻ: “Để làm công tác khuyến học hiệu quả, đòi hỏi phải có cái tâm chứ không như “muối bỏ biển” thôi. Những lúc thấy các cháu học sinh sống trong cảnh thiếu thốn đến trường, lòng tôi như quặn thắt, mặc dù nay tuổi cao, sức yếu nhưng tôi vẫn nỗ lực vì trẻ em hôm nay, tôi mong ước sẽ không có trẻ em nào thiếu thốn khi đến trường”.
Chính từ ước nguyện cháy bỏng của ông Vũ đã khích lệ giúp các gia đình, dòng họ và khu dân cư nâng cao tinh thần tiếp sức cho con em học tập đến nơi, đến chốn. Trong 6 tháng đầu năm 2012, Quảng Ngãi có thêm 3.897 gia đình hiếu học, 14 dòng họ hiếu học. Cho đến nay, toàn tỉnh có 66.704 gia đình và 333 dòng họ hiếu học.
Quỹ Tấm lòng vàng khuyến học Quảng Ngãi năm 2012 đón nhận sự hỗ trợ từ nhiều đơn vị hảo tâm.
Quỹ Tấm lòng vàng khuyến học Quảng Ngãi năm 2012 đón nhận sự hỗ trợ từ nhiều đơn vị hảo tâm.
Bao vây từ bốn phương, tám hướng là đại dương mênh mông, hơn 21.000 dân trên huyện đảo Lý Sơn đã không ngừng tiếp sức nhiều thế hệ học sinh vượt sóng vào học tập CĐ, ĐH ở đất liền.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Quang Minh - Phó Chủ tịch Hội khuyến học huyện Lý Sơn tâm sự: “Cuộc sống người dân và học sinh ở đây rất khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Tuy nhiên, với tinh thần hiếu học của học sinh quê hương Hải đội Hoàng Sa, chúng tôi luôn tích cực vận động các gia đình, 13 dòng họ tộc và các tổ chức khác hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh vượt qua khó khăn. Hiện nay, huyện Lý Sơn có 49 chi hội khuyến học, 50 gia đình và dòng họ hiếu học tiêu biểu đã giúp hàng trăm con em có điều kiện học tập, làm việc thành tài”.
Tịnh xá Ngọc Đức với 25 sư và chú tiểu, cũng là thành viên trong chi hội thuộc Hội Khuyến học Lý Sơn, đã cưu mang nhiều trẻ em có hoàn cảnh không may mắn. Không chỉ lo cái, cái mặc mà Tịnh xá Ngọc Đức thường xuyên quan tâm đến chuyện học hành, đời sống tinh thần trong mỗi dịp lễ, tết, ngày thiếu nhi, trung thu...
Điều đặc biệt ở Tịnh xá Ngọc Đức khi Dân trí có dịp đến vui Trung thu cùng các em nhỏ, đó là những chiếc bánh trung thu do chính các sư trong Tịnh xá tự làm. Chủ trì Tịnh xá Ngọc Đức chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, mỗi dịp Trung thu đến, chúng tôi đều tự tay mua nguyên liệu, chế biến những chiếc bánh trung thu làm quà, bởi vì vừa tiết kiệm chi phí và vừa đảm bảo an toàn vệ sinh cho các cháu nhỏ. Hiện nay, nhờ công tác phối hợp tốt trong Hội Khuyến học huyện Lý Sơn, các cháu ở Tịnh xá đã được học tập đầy đủ và đang có 2 cháu đang theo học đại học”.
Với cái nhìn đa chiều từ đồng bằng đến biển đảo, công tác khuyến học ở các địa phương như “bà đỡ” giúp thế hệ học sinh có điều kiện đến trường, vượt qua muôn vàng khó khăn trong cuộc sống. Ngoài những thành tích đã đạt được, xã hội cần quan tâm hơn đến khuyến học ở vùng biển đảo như Lý Sơn - nơi lưu giữ lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa thân thương.
Đọc tiếp ...

CHIẾN THẮNG BẢN THÂN (Clip cảm động về nghị lực)




CHIẾN THẮNG BẢN THÂN (Clip cảm động về nghị lực)





Chúng ta phải nhìn nhận lại một điều là chúng ta quá sướng, quá là hạnh phúc vậy tại sao mà phải chán nãn hay buồn những chuyện không đâu. Chúc các bạn có nghị lực để vượt qua những trở ngại của cuộc sống.

Đọc tiếp ...

Ước mơ của bé Hòa.


Tôi biết em qua những lần làm tình nguyện viên ở lớp học đặc biệt của Bệnh viện Ung bướu TPHCM. Cô bé có đôi mắt sáng, mỗi lần cười, 2 chiếc răng thỏ lại khoe ra như chiếm gần hết khuôn mặt gầy gò, xanh lét. Em giấu những suy nghĩ, lo toan quá sức so với tuổi 13 của mình sau nụ cười hồn nhiên, trẻ thơ ấy để rồi có lúc tư lự nói ra những lời làm tim người nghe phải nhói lên. Em là Bùi Thị Hòa, bệnh nhi ung thư đang điều trị tại bệnh viện, quê ở An Hội Bắc 2, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
Bé Hòa đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu nhưng hàng ngày vẫn qua chăm sóc mẹ đang điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TPHCM.
Mơ ước của con
Ngày mẹ khóc sưng mắt vì bệnh tim của mình trở nặng, phải cần một số tiền lớn để phẫu thuật, Hòa khi ấy mới học hết lớp 5 đã biết động viên mẹ an tâm vào phòng mổ. Mẹ kể ngày ấy em bảo, “Sau này lớn lên con với chị Hai học xong sẽ đi làm trả nợ hết cho ba mẹ. Bây giờ, mẹ phải đi chữa bệnh rồi về với con”. Vậy mà một tháng sau ngày mẹ phẫu thuật tim, em ngã bệnh, cầm tờ kết quả xét nghiệm ung thư xương hàm giai đoạn 3, cả nhà chết lặng. Dặn dò ba đứa con còn lại ở nhà tự chăm nhau, ba mẹ ngược xuôi vay tiền dẫn em vào TPHCM với niềm hy vọng nhỏ nhoi “còn nước còn tát”, phải cứu em, bởi em còn bé quá, em còn phải học trung học, phải học đại học rồi đi làm, rồi phụ trả nợ cho gia đình như lời em hứa với mẹ.  
Hai năm ở Bệnh viện Ung bướu em đếm thời gian bằng “tia”. Nghe bác sĩ bảo điều trị hết 33 tia phóng xạ em sẽ được về nhà, mặc cho những cơn đau hành hạ sau mỗi lần xạ trị, em vẫn thầm vui đếm ngược đến ngày diệt được “cục u xấu” như em vẫn thường hay bảo; chỉ có ba mẹ là không dám nghĩ gì sau con số 33 đó. Những bài văn trên lớp học vẫn làm cô và các anh chị tình nguyện viên xúc động; chỉ có mái đầu của em là ngày càng thưa dần và đến một ngày trọc hẳn như những bệnh nhi khác trong bệnh viện, nơi sự sống và cái chết mong manh. Tôi đã cố quay đi để giấu những giọt nước mắt khi nhìn em nắn nót viết ước mơ của mình vào đóa hoa hướng dương bằng giấy trong ngày Hội Hoa Hướng Dương năm nay: “Em ước tóc mình mọc trở lại”. Rồi em nhìn tôi, mắt buồn nói: “Em cũng ước mau hết bệnh nữa, để vừa đi học, vừa phụ ba bán vé số trả nợ”.
Mơ ước ấy càng thêm mạnh mẽ khi giờ đây cái nghèo khó, cùng quẫn càng bám sâu vào gia đình em. Bệnh tim của mẹ còn chưa khỏi hẳn, cục bướu ở chân đã tái phát, mẹ lại phải vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định phẫu thuật lần nữa. Vừa mới vào thuốc, đôi mắt còn dại đi vì đau đớn nhưng em vẫn cố gượng chăm mẹ đang nằm trên giường bệnh để ba “tranh thủ chạy vòng vòng”, kiếm thêm vài cuốc xe lo viện phí cho 2 mẹ con. Ước mơ của một đứa trẻ 13 tuổi bệnh tật, nhà nghèo là thế; không phải là bộ quần áo mới màu hồng, không phải là chiếc vé xem phim, xem ca nhạc có thần tượng mình biểu diễn. Nó đượm màu cơm áo, lo toan ngược xuôi như cả đời ba mẹ lầm lũi trên đồng ruộng quê nhà kiếm từng hạt gạo, cọng rau; bây giờ lại phải bươn chải thêm trên từng góc phố, góp nhặt từng đồng lẻ, giành lại sự sống cho em…
Những chuyến xe của cha
“Quê tôi đất ruộng chua phèn, hết nắng hạn rồi tới mưa lụt, khổ lắm mới phải xa vợ, xa con, bỏ quê vô đây làm ăn thế này…”. Người cha bắt đầu câu chuyện của mình bằng nỗi buồn của phận đời tha hương có thể hết cả kiếp người. Mười mấy năm lăn lóc mưu sinh ở TPHCM đủ làm chất giọng Quảng của anh Bùi Văn Tháo (cha bé Hòa) phai đi ít nhiều; những con đường, ngõ hẻm nào đôi chân ấy cũng đã rảo qua, tiếng rao vé số cũng kịp “lai” chút phương ngữ miền Nam cho dễ bán buôn, mời khách. Có những cái Tết nuốt nỗi nhớ vào trong, anh ở lại, vừa tiết kiệm tiền tàu xe vừa tranh thủ kiếm thêm ít đồng để “mẹ nó có thêm viên thuốc, chị em con Hòa có thêm miếng thịt ngày tết cho đỡ thèm”. Gánh nặng lại đè thêm lên vai người cha từ ngày con mắc bệnh hiểm nghèo.
Anh kể, ngày vợ chồng anh gõ cửa phòng bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu cầu cứu “nghĩ cách gì cứu con em với, bao nhiêu em cũng lo được”. Lúc nói xong câu đó mà tay chân anh rụng rời, ruột gan rối bời bởi “bao nhiêu” sẽ là “bao nhiêu”, một xấp vé số trên tay thì có thể làm được “bao nhiêu” cho đủ cứu sinh mạng của con mình, còn vợ đau ốm, thuốc men quanh năm, còn 3 đứa con nhỏ ở quê nhà…
Chưa nghĩ ra được cách gì, anh và vợ chỉ biết phải cứu con, cực mấy, nghèo mấy con mình cũng phải sống. Rồi chị về quê lo cho 3 đứa còn lại, ngày khỏe mạnh thì đạp xe mấy chục cây số đi thu mua giấy vụn, đồng nát; anh chuyển qua nghề xe ôm trước cổng bệnh viện, vừa để tiện chăm con, vừa hy vọng với nghề mới này anh có thể lo đủ tiền xạ trị cho con. Ngày ròng rã chạy xe ôm, cơm chùa bữa đói, bữa no, tối về nằm ngoài hành lang bệnh viện chăm con, khuôn mặt của người cha nghèo càng sạm đi vì nắng gió, mưa bụi.
“Tội nghiệp con bé, nó chỉ mới biết mình bị ung thư từ lúc dự ngày hội Hoa Hướng Dương thôi, trước đó, vợ chồng tui giấu nhẹm con. Nó suy sụp tinh thần dữ lắm, thương con mà cũng đành lòng để con một mình ở lại bệnh viện chăm mẹ, chứ tui mà nghỉ chạy xe một bữa là cả nhà lại đói”- người cha nghèo nhìn mái đầu trọc nhẵn của con nói trong nước mắt, những giọt nước mắt bất lực trong phút yếu lòng của người đàn ông khi cảm thấy đôi vai mình sắp không còn đủ sức lo cho con nữa. Tay áo sờn vội lau khô mắt, cha không cho phép mình yếu đuối trước mặt con gái và mẹ. Và rồi những chuyến xe ôm của cha lại ngược mưa, ngược nắng; tiền viện phí của con thấm đẫm mồ hôi ướt áo cha. 
Nước mắt chảy thầm ướt đẫm gối mẹ, nước mắt chảy ngược lăn trong tim cha trên những chuyến xe ôm mang theo niềm hy vọng của người cha nghèo. Cha vẫn nghĩ một ngày nào đó tóc con gái sẽ dài trở lại, rồi con lại đến trường, con viết văn hay, được cô giáo khen hoài. Ừ, thì biết đâu con gái cha sẽ thành cô giáo dạy văn ở quê mình. Lúc đó, cha sẽ về lại quê, cả nhà mình lại được sum họp, đủ đầy…
Đọc tiếp ...

Nghị lực phi thường của người đàn ông không tay

Nghị lực phi thường của người đàn ông không tay

Thoáng nhìn qua hình dáng của ông Trần Đại Nghĩa (SN 1971) một người đàn ông bị cụt hai tay, hỏng vĩnh viễn một con mắt, thì không ai nghĩ rằng hàng ngày ông Nghĩa có thể rong ruổi vượt hàng trăm cây số đường bộ trên chiếc xe máy cũ kỹ đã trơ khung sắt của mình để đi bán vé số dạo.
Người dân sống quanh con hẻm nhỏ nằm trên đường Tôn Đức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng cho chúng tôi biết: Ở đây ông Nghĩa được biết đến không chỉ vì siêng năng, cần cù và chí thú làm ăn, mà người ta biết đến ông, bởi lẽ ông là người có một nghị lực sống hết sức phi thường.
Người ta còn bảo rằng ông Nghĩa là người chồng, người cha tuyệt vời. Sống nơi xứ người nên ngày vợ ông mang bầu và lần lượt sinh 3 đứa con đều do ông một mình chăm sóc và nuôi vợ trong những ngày tháng ở cữ.
Vượt lên số phận tật nguyền để nuôi gia đình
Trong lần tiếp xúc với chúng tôi, bà Ba Thùy (Nguyễn Thị Thùy, SN 1972, vợ của ông Nghĩa) khẳng định: “Không phải nói khoác nhưng ít ai làm được như chồng tôi. Cũng bởi cái tính hiền lành, thật thà và chí thú làm ăn của ổng (ông Nghĩa) mà tui thương ổng cho đến bây giờ”.
Người vợ này không quên nhắc lại câu nói có phần hơi “sến” của chồng khiến ông Nghĩa đỏ mặt. “Nhớ lại ngày tui hạ sinh đứa con trai đầu lòng vừa tròn 1 tháng. Có lần tui hỏi ông Nghĩa:
Gần cả tháng nay làm sao anh chăm sóc, giặt giũ và cơm nước cho hai mẹ con được. Ông Nghĩa cười với tui rồi trả lời một câu khiến tui nhớ mãi cho đến chết. Ổng nói, tại vì anh có trong lòng sức mạnh tình yêu của anh dành cho em và con”.
Dù đã khuya nhưng ông Nghĩa vẫn đi bán vé số lo cho con ăn học.
Đang ngồi vo gạo chuẩn bị cho buổi cơm chiều của gia đình ở góc nhà, khi nghe vợ đem câu nói là bí mật riêng của hai vợ chồng ra chia sẻ với khách. Ông Nghĩa mắng yêu vợ: “Cái bà này nói chi chuyện đó cho người ta cười tui à”.
Trước câu hỏi của chúng tôi rằng cơ duyên nào đã khiến cho bà Thùy chấp nhận lấy một người tật nguyền như ông làm chồng. Ông Nghĩa không trả lời mà lấy đôi khỉu tay của mình khều khều vợ ra ý bảo bà Thùy kể lại.
Dù có phần ngượng ngùng, nhưng bà Thùy vẫn kể một cách rất chi tiết. “Cách đây gần 15 năm, tui và ông Nghĩa gặp nhau tình cờ trong một lần ông ấy vào quán nhậu nơi tui rửa chén thuê để bán vé số.
Lúc đó, không hiểu vì sao khi nhìn thấy ổng thì tui đã thấy thương. Chắc có lẽ cả tui và ổng đều là những mảnh đời cơ cực như “bèo nước gặp nhau”, nên khi ổng ngỏ lời yêu, tôi đồng ý ngay.
Sau đó không lâu tui và ổng đã trở thành vợ chồng. Đám cưới của chúng tôi được tổ chức đơn giản, không tiệc tùng đình đám mà chỉ có mâm cơm đơn sơ cúng ông bà và một vài người khách là bà con thân tộc đến chúc mừng”.
Qua lời hai vợ chồng, chúng tôi được biết ông Nghĩa và bà Thùy đều là dân tứ xứ dạt về vùng đất Sóc Trăng làm ăn sinh sống. Ngày ấy, không ai trong số họ dám mơ về một gia đình hạnh phúc, những đứa con ngoan khi mà cái ăn cho bản thân còn lo chưa xong.
Nhưng tình yêu đã đem ông Nghĩa và bà Thùy đến với nhau, giúp họ vượt qua số phận và sự nghèo khó đang bủa vây trước mắt. Sau ngày cưới, ông Nghĩa và bà Thùy thuê một căn phòng nhỏ nằm trên đường Tôn Đức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng để làm nơi che mưa che nắng.
Cuộc sống của hai người tuy có phần khó khăn nhưng vô cùng đầm ấm và hạnh phúc. Rồi lần lượt 3 đứa con ra đời như là minh chứng cho tình yêu tuyệt đẹp của họ, nhưng nó cũng khiến cho gánh nặng trên đôi vai hai vợ chồng ông Nghĩa càng thêm nặng hơn.
Dù không tay nhưng lúc rảnh rỗi ông Nghĩa vẫn phụ vợ làm công việc gia đình.
Để có tiền lo cho gia đình nhỏ bé của mình, đã bao năm qua, hai vợ chồng ông Nghĩa làm nhiều công việc khác nhau và chỉ trở về nhà lúc nửa đêm nhằm kiếm thật nhiều tiền. Tuy khuyết tật nhưng hàng ngày, người đàn ông này vẫn đưa đón con đến trường như bao người cha khác.
Sau khi làm xong nhiệm vụ quan trọng này, ông Nghĩa phóng xe máy ào ào theo Quốc lộ 60 xuống Đại Ngãi, qua huyện Trần Đề để bán vé số. Buổi chiều, sau khi lấy vé số của ngày mới, ông Nghĩa rước con về nhà rồi đi tìm các quán nhậu quen để bán vé số đến 23h mới về.
Công việc của ngày mới đối với ông Nghĩa thường bắt đầu từ lúc 3h sáng. Ngày nào cũng vậy, vào giờ này là ông lại thức dậy, dong xe theo tuyến Quốc lộ 1A xuống Nhu Gia, Phú Lộc, thậm chí sang tận tỉnh Bạc Liêu bán vé số đến 9 h sáng mới trở về nhà ăn cơm.
Quãng đường một ngày ông Nghĩa phải vượt qua gần 200 km bằng đôi tay giả, việc này khiến nhiều người phải cúi đầu cảm phục. Ngoài việc bán vé số ông Nghĩa còn phụ vợ mua ve chai mỗi lúc có nhiều hàng.
Tiếng cười che lấp cực nhọc
Để có thể điều khiển được chiếc xe máy cà tàng của mình bằng đôi tay giả, ông Nghĩa chế ra hai cái ống sắt đúc cứng vào khuỷu tay. Ống sắt bên tay trái ông làm một cái lỗ nhỏ gắn vào tay cầm của chiếc xe. Còn ở đầu ống sắt bên tay phải ông chế mấy ngón tay giả để cầm cần ga xe máy.
Chỉ với bấy nhiêu đó, người đàn ông này có thể vượt đường xa để mưu sinh, lo cho gia đình và con cái ăn học hơn chục năm qua. Còn vợ ông, bà Thùy hàng ngày đi rửa chén thuê cho một quán ăn ở TP. Sóc Trăng. Những lúc quán ế khách, tiền lương ít ỏi, bà Thùy còn làm thêm công việc đi lượm ve chai.
Công việc của hai vợ chồng hết sức vất vả nhưng không ai than vãn một lời nào. Cuộc sống của gia đình họ cứ lặng lẽ trôi qua như thế suốt nhiều năm trời. Làm ra được đồng nào là cả hai cùng tích cóp để nuôi 3 con trai ăn học.
Ngồi trò chuyện với chúng tôi, ông Nghĩa cho biết, căn phòng trọ này là nơi vợ chồng con cái ông trú ngụ mấy năm qua. Để giảm chi phí nên ông chọn căn phòng chỉ vừa đủ chỗ để mắc hai cái mùng và để được một số vật dụng dùng trong việc nấu nướng của gia đình.
Nhìn quanh căn phòng trống hoác của gia đình ông Nghĩa, tài sản có giá trị nhất chỉ là chiếc xe máy cũ kỹ mà ông làm phương tiện đi mưu sinh hàng ngày. Ngoài ra còn có chiếc xe đạp với tuổi đời khá lâu mà đứa con trai lớn của ông vừa mới được một người dân trong hẻm cho lại để đi học.
Tâm sự với chúng tôi, người chồng khuyết tật này khẳng định: “Bao năm qua nhờ sự động viên của người vợ tốt, bà ấy luôn chi tiêu cần kiệm, tích cóp từng đồng bạc lẻ để cùng tui vượt qua bao khó khăn”.
Tiếp lời chồng mình, bà Thùy cười nói trong sự mãn nguyện: “Dù công việc cực nhọc là vậy nhưng tôi không thấy mệt, mà trái lại còn hăng làm. Mấy người bạn làm cùng quán với tôi nói, tôi sướng như tiên, có 3 đứa con đứa nào học cũng giỏi. Đi làm còn được chồng đưa đón”.
Hỏi về mức thu nhập của hai vợ chồng hàng tháng, hai vợ chồng này nhẩm tính tổng thu nhập của 2 người có tháng cũng được hơn 4 triệu đồng. Số tiền đó vừa phải trả tiền thuê nhà trọ, tiền điện nước mỗi tháng mất khoảng 700.000 đồng, vừa phải lo cho 5 miệng ăn ngày 2 bữa và đặc biệt là phải lo chuyện học hành cho 3 đứa con.
Chia sẻ với chúng tôi, cả ông Nghĩa và bà Thùy đều cho rằng dù nghèo nhưng cuộc sống gia đình hạnh phúc đã khiến họ mãn nguyện. Nên bây giờ có khổ mấy hai vợ chồng cũng vượt qua.
Dù cuộc sống nghèo khó là vậy, nhưng trong căn nhà nhỏ này, hàng xóm vẫn thường nghe những tiếng cười đùa của hai vợ chồng người đàn ông khuyết tật bên các con trong những lúc nhàn rỗi.
Nhìn cảnh gia đình ông Nghĩa dùng bữa cơm đạm bạc chỉ vẻn vẻn có ba quả trứng vịt luộc và một mớ rau vườn mà vô cùng ấm cúng, chúng tôi mới cảm nhận được hết giá trị của một gia đình hạnh phúc. Những tiếng cười nói của các thành viên không ngừng vang lên trong bữa cơm.
Họ chia sẻ cho nhau những niềm vui nỗi buồn trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Tuy không nói ra, nhưng chúng tôi có thể thấy được vẻ hạnh phúc của ông Nghĩa và bà Thùy khi thằng Út khoe rằng hôm này nó được cô giáo cho điểm 10.
Đôi mắt người cha khuyết tật đỏ hoe khi nghe 3 đứa con đồng thanh hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để không làm buồn lòng cha mẹ. Học giỏi để đưa gia đình của họ sớm thoát ra cái cảnh nghèo khó như hiện tại.
Từ giã gia đình này mà trong lòng chúng tôi thấy lâng lâng niềm vui. Vui vì trong cuộc sống còn có những tấm gương nghị lực và ý chí giữa đời thường. Ở đâu đó trong xã hội này vẫn còn có những gia đình tuy nhiều tiền, nhiều bạc nhưng hạnh phúc lại là thứ họ vẫn đi tìm kiếm.
Song, trong con hẻm tối tăm, vượt lên sự nghèo đói, hạnh phúc đơn sơ đó luôn hiện diện và sáng lung linh trong gia đình người đàn ông khuyết tật.
Đọc tiếp ...

Photo

Photo
Đọc tiếp ...